Phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện

Tự động hóa quản trị doanh nghiệp.
Quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp trên một hệ thống.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện

10 điều bạn cần biết trước khi khởi nghiệp

“Nếu sớm biết những điều này thì chắc chắn tôi đã tiết kiệm rất nhiều thời gian,” Gordon Tredgold, nhà sáng lập kiêm CEO của Leadership Principles.

5 năm làm việc ở vị trí Phó giám đốc cho công ty IT với 48.000 người đăng nhập trên toàn thế giới là công việc không đơn giản gì đối với Tredgold. Đó là những giờ làm việc dài với nhiều áp lực và người dùng khó tính, nhưng những gì ông học được từ công việc này vẫn không đủ để làm hành trang cho công cuộc khởi nghiệp của mình.

Dưới đây là 10 chia sẻ từ Gordon giúp bạn sẵn sàng (ít nhất là về mặt tinh thần) để bước vào giai đoạn đầu – những năm tháng khó khăn nhất trên con đường khởi nghiệp.

1 —- Khoan hãy sáng tạo

42% sản phẩm mới khi ra mắt không được người dùng ủng hộ vì chúng không cần thiết. Đúng vậy, 42% đã thất bại vì không ai có nhu cầu sử dụng sản phẩm đó. Thay vì tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hãy cố gắng tìm lỗi ở những sản phẩm cũ và thay đổi chúng.

2 —- Quên khái niệm “thành công trong chớp mắt” đi!

Ngay cả những công ty được đánh giá là “thành công trong chớp mắt” như Amazon và Yahoo cũng đã mất ít nhất 3 năm để trở nên “vĩ đại” như vậy. Thực chất, đa số những công ty lớn đều mất tới 10 năm để thành công. Vậy nếu mục tiêu của bạn là trở thành tỉ phú của doanh nghiệp trẻ, hãy sẵn sàng để theo đuổi và chăm sóc ước mơ này lâu dài.

 

3 —- Hãy phát huy thế mạnh thay vì tập trung vào khuyết điểm

Khuyết điểm không mang lại sự thành công nên hãy đảm bảo rằng, bạn dành ra phần lớn thời gian để chau chuốt những thế mạnh thay vì tập trung vào việc lấp lỗ hổng. Tất cả chúng ta đều có điểm yếu, hãy thuê người giải quyết những vấn đề đó và tránh để chúng làm ảnh hưởng tới bạn. Việc tập trung vào điểm yếu chỉ lãng phí cả thời gian lẫn sự tự tin của bạn.

4 —- Những người bạn đồng hành


Chắc chắn bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ, nhưng hãy đảm bảo rằng cộng sự của bạn là những người có năng lực và phù hợp với công việc. 29% doanh nghiệp trẻ đã thất bại vì lý do này nên hãy bỏ thời gian để đánh giá đội ngũ làm việc và tìm kiếm những người bạn đồng hành phù hợp nhất.

5 —- Không run sợ trước thất bại


Hãy lên kế hoạch sẵn sàng cho khả năng thất bại vì trên con đường khởi nghiệp không ai thành công mà không vấp ngã ít nhất một lần. Cách tốt nhất để chuẩn bị cho sự thất bại là thất bại nhanh chóng, sau đó thích nghi và thử lại. Sẽ thật tồi tệ nếu chúng ta chỉ ngồi đó hy vọng rằng mọi việc sẽ tự tốt lên. Nếu chỉ đơn thuần xem sự thất bại như một bài học thì chắc chắn bạn sẽ rút ra được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích.

6 —- Hiểu tuyên bố giá trị của công ty

Nếu chính bạn còn không hiểu được giá trị của sản phẩm bạn bán và diễn giải nó một cách dễ hiểu thì làm sao khách hàng biết được họ có thể mua được gì từ bạn? Hãy đưa ra một tuyên bố giá trị càng đơn giản và rõ ràng càng tốt. Như vậy sẽ dễ dàng hơn cho mọi người khi quyết định có cần bạn hay không.

 

7 —- Khách hàng của bạn là ai?


Tôi rất ngạc nhiên khi biết số lượng những doanh nghiệp không quyết định được đối tượng khách hàng cụ thể, mà ngay cả bản thân tôi cũng từng gặp rắc rối trong vấn đề này. Nếu không có câu trả lời cho câu hỏi trên, bạn sẽ không lên kế hoạch marketing. Khi xác định được đối tượng khách hàng, bạn sẽ bán được sản phẩm và điều đó có nghĩa là doanh nghiệp của bạn đã tiến gần hơn tới sự thành công.

8 —- Khách hàng phù hợp và khách hàng không phù hợp

Chắc chắc bạn đã nghe qua câu nói “Khách hàng luôn luôn đúng” và thật tốt nếu doanh nghiệp của bạn có phương châm làm việc như vậy. Nhưng sự thật là, bạn không nên chiều lòng tất cả khi mà việc đó sẽ làm doanh thu. Có khách hàng tuyệt vời nhưng cũng có khách hàng tồi tệ, và bạn cần phải hiểu rằng không nên níu kéo những đối tượng này. Thay vì đó, hãy tìm những khách hàng thực sự phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

 

9 —- Học hỏi từ sai lầm của người khác

“Thất bại là mẹ của thành công”, nhưng chúng ta không nhất thiết phải thất bại mới rút được kinh nghiệm. 80% doanh nghiệp trẻ thất bại, nên hãy chắc chắc rằng bạn đã bỏ thời gian ra để phân tích những điều làm cho các doanh nghiệp kia phải “đầu hàng” và tránh lặp lại những sai lầm đó. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền và công sức nếu biết học hỏi một cách thông minh.

10 —- Doanh nghiệp sẽ thất bại nếu không bán được hàng

Doanh thu giống như oxy, và nếu không có nó, đơn giản là doanh nghiệp sẽ chết! Trong khi mê mẩn với những công đoạn thiết kế sản phẩm, kế hoạch phát triển, tuyển dụng, xây dựng thương hiệu, marketing… hãy luôn nhớ rằng bạn đang kinh doanh, và để kinh doanh, bạn cần kiếm ra doanh thu. Ý tưởng hay, sản phẩm tốt và chăm sóc khách hàng chu đáo không đủ để đảm bảo doanh thu cao.

Để công tác chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn, phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh thông minh GoCRM là một lựa chọn hoàn hảo.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0948 471 686.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Liên hệ với chúng tôi!


GoERP - Nền tảng quản lý doanh nghiệp toàn diện

Điện thoại: 0948 471 686