Phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện

Tự động hóa quản trị doanh nghiệp.
Quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp trên một hệ thống.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện

Những việc cần làm để chuẩn bị để khởi nghiệp kinh doanh

Quá trình khởi sự kinh doanh thường được tính bắt đầu từ khi có một ý tưởng kinh doanh lóe lên và kết thúc khi một doanh nghiệp được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động. Quá trình này có thể diễn ra nhanh chóng hoặc kéo dài và có nhiều công việc phải thực hiện. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số công việc cơ bản, tùy vào nhu cầu và tình hình thực tiễn mà quý vị có thể them bớt một số bước cho phù hợp.

1. Chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng cho mọi thử thách.

Chắc bạn đã từng nghe nói đến cụm từ “áp lực kinh doanh” hay “thương trường như chiến trường”. Đúng vậy, kinh doanh là một nghề thử thách rất lớn, và lĩnh vực có lợi nhuận cao cũng đi kèm với rủi ro cao. Bạn sẽ được tận hưởng niềm vui khi công ty mình phát triển tốt nhưng cũng vô cùng căng thẳng khi mọi thứ phát triển không như ý muốn, khi đó bạn còn phải là người dám chấp nhận thất bại và tìm cách đứng lên.

2. Đánh giá điểm mạnh và yếu của bản thân.

“Mưu sự tại nhân”- bạn cần biết mình mạnh yếu ở điểm gì và phù hợp với lĩnh vực kinh doanh nào. Khi mới khởi nghiệp sẽ rất thuận lợi nếu đó là lĩnh vực mà bạn có đam mê và đã từng có kinh nghiệm. Nếu quyết định kinh doanh ở một lĩnh vực hoàn toàn mới thì bạn phải cố gắng rất nhiều và nên tham vấn thêm từ những người có chuyên môn.

Việc đánh giá đúng điểm mạnh và điểm yếu của bạn cũng là cách tốt để bạn lựa chọn đối tác hợp tác và các cộng sự giúp đỡ. Nếu bạn không am hiểu về tài chính thì hợp tác với một người chuyên về tài chính, nếu bạn yếu về marketing thì hợp tác với một chuyên gia marketing,…bằng cách này nhiều người đã khởi nghiệp thành công ở những lĩnh vực hoàn toàn mới mà họ không có nhiều ưu thế.

3. Lập mục tiêu kinh doanh và mục tiêu cá nhân

Bạn cần biết mình đang muốn gì? Muốn đạt mục tiêu đó vào thời điểm nào? Những cách thức để đạt được mục tiêu? Theo tôi được biết thì hầu hết các doanh nhân thành công đều có những mục tiêu chính đáng và rõ ràng để theo đuổi như mục tiêu tự do tài chính trước năm 30 tuổi, mục tiêu xây dựng một doanh nghiệp xã hội…

4. Phác thảo ý tưởng kinh doanh

Bạn cần trả lời cho câu hỏi: bạn sẽ cung cấp sản phẩm/ dịch vụ gì ra thị trường? Ý tưởng này của bạn là hoàn toàn mới mẻ hay đã có người thực hiện? Đối thủ kinh doanh của bạn là ai và ý tưởng có bạn có gì độc đáo hơn không? Nếu là một ý tưởng kinh doanh không mới thì bạn có cách làm mới và độc đáo gì không?

Có nhiều cách để tìm ra một ý tưởng kinh doanh, đó có thể là một ý tưởng mới, hoặc một ý tưởng đã có rồi nhưng bạn có cách làm mới hiệu quả hơn, hay bạn có thể mang một mô hình kinh doanh ở địa phương khác về địa phương bạn để kinh doanh…

5. Nghiên cứu thị trường, xác định đối thủ cạnh tranh

Bước này là vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh? Giúp bạn có cơ sở thong tin để lên kế hoạch khởi sự và sau khi phân tích kỹ môi trường bạn sẽ quyết định có nên tiếp tục đầu tư thực hiện ý tưởng hay không.

Cách nhanh và dễ nhất để nghiên cứu thị trường là ứng dụng internet, bạn có thể bắt đầu từ việc tìm kiếm trên google từ khóa về sản phẩm và tìm hiểu các bài viết lien quan đến từ khóa. ví dụ bạn định bán sữa tăng cân cho người gày, bạn gõ vào google từ khóa “sữa tăng cân” hoặc “sữa tăng cân cho người gầy”… bạn sẽ thấy xuất hiện một loạt bài viết PR của đối thủ…khi bấm vào các bài viết này và ghé xem các trang web của đối thủ bạn sẽ biết được:

+ Đối thủ gồm những ai? Ai đang chiếm giữ những vị trí đầu tiên.
+ Các sản phẩm và giá cả của họ. Các chính sách bán hang của đối thủ.
+ Đối thủ họ ở đâu? Có trong cùng khu vực thị trường mình không?
+ Lượng khách hang tìm kiếm từ khóa này có nhiều không? Đây là cơ sở để xác định nhu cầu.
…Và một loạt các thong tin khác.

Tất nhiên bạn nên kết hợp với các cuộc điều tra và nghiên cứu thong tin từ nhiều nguồn khác như nhân khẩu học của địa phương, các quy định pháp lý…để có cái nhìn tổng quan hơn về môi trường kinh doanh.

Sau bước này bạn cần đánh giá được các cơ hội và thách thức của môi trường đối với tính khả thi của ý tưởng kinh doanh và công ty bạn sau này.

6. Phân tích lợi thế cạnh tranh, sàng lọc ý tưởng

Từ những phân trên bạn cần đưa ra được các lợi thế cạnh tranh của ý tưởng kinh doanh, sang lọc và lực chọn ý tưởng có tính khả thi cao nhất để tiến đến bước tiếp theo đó là Lập bản kế hoạch kinh doanh.

7. Lập bản kế hoạch khởi sự kinh doanh

Bản kế hoạch kinh doanh là sự tổng hợp và chuyển tải các thông tin dưới dạng văn bản nhằm định hướng cho công việc khởi sự kinh doanh của bạn sau này. Ngoài việc định hướng cho công việc kinh doanh thì bản kế hoạch kinh doanh còn là cơ sở để bạn kêu gọi đối tác đầu tư, vay vốn ngân hàng…


8. Chọn phân khúc thị trường, nhóm khách hàng

Thị trường rất rộng lớn và doanh nghiệp của bạn có thể không đủ tiềm lực để dàn trải bao phủ thị trường, đó một trong những lý do chúng ta cần phải phân khúc thị trường và lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu mà chúng ta có thể đáp ứng với ưu thế cạnh tranh tốt nhất trong khi vẫn đảm bảo mức hấp dẫn về lợi nhuận.

9. Xác định nhu cầu vốn đầu tư, nguồn tài trợ.

- Nhu cầu vốn được chia thành hai loại là các khoản đầu tư ban đầu và vốn duy trì hoạt động. Theo kinh nghiệm của bản than mình thì bạn nên đưa ra hai phương án là lượng vốn đầu tư mức tối thiểu (chỉ đầu tư cho các khoản thật sự cần thiết để doanh nghiệp có thể hoạt động được) và nhu cầu vốn mức chuẩn (đã tính đủ hết các khoản mục chi phí). Trong trường hợp bạn không có nhiều vốn tích lũy và khó huy động thì chúng ta sẽ thực hiện theo phương án vốn tối thiểu.

- Nguồn tài trợ vốn: vốn khởi nghiệp thì có nhiều nguồn, đầu tiên là vốn tự có, vốn huy động với lãi suất thấp từ người thân và bạn bè, nếu không đủ thì tìm kiếm đối tác đầu tư cùng, kêu gọi các tổ chức tài trợ, vay vốn ngân hàng, mượn vốn từ đối tác cung cấp bằng cách mua trả trậm hay mượn kho bãi… Nếu bạn không thể huy động đủ vốn cần thiết thì nên thực hiện theo phương án nhu cầu vốn tối thiểu bằng cách chỉ đầu tư các khoản mục thực sự cần thiết, chia nhỏ thành các giai đoạn đầu tư, ưu tiên vốn cho nhập hàng và quay vòng vốn nhanh để tái đầu tư…

10. Ước lượng doanh thu, lợi nhuận

Bạn cần xác định được mức doanh thu và lợi nhuận dự kiến, tính toán được điểm hòa vốn của dự án đầu tư.

11. Chọn loại hình hoạt động của công ty

Cân nhắc xêm nên thành lập công ty ở loại hình nào, công ty TNHH, cổ phấn, doanh nghiệp tư nhân hay hợp tác xã…mỗi loại hình lại có một ưu điểm riêng, nếu bạn không rành về vấn để này nên tham vấn từ các chuyên gia.

12. Chọn địa điểm kinh doanh

Có hai xu hướng chính là đặt công ty gần thị trường tiêu thụ hoặc đặt gần nguồn cung cấp đầu vào. Tùy vào việc tính toán chi phí vận chuyển, chi phí tiếp cận khách hàng, và loại hình công ty là sản xuất hay thương mại…để lựa chọn địa điểm kinh doanh.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh là vô cùng quan trọng nếu lựa chọn sai sẽ rất khó sửa, có sửa thì chi phí cao và có thể dẫn đến thất bại trong kinh doanh bởi khi đã lựa chọn địa điểm kinh doanh bạn sẽ tốn tiền chi phí mặt bằng và đầu tư cơ sở vật chất – hạ tầng…việc di chuyển là rất khó khăn và tốn kém, mà nếu không sửa thì cũng rất khó phát triển.

13. Lựa chọn tư vấn luật, kiểm tra các quy định riêng của địa phương

Trước khi đầu tư một lĩnh vực nào đó bạn cần tìm hiểu các quy định và pháp luật của địa phương, tìm hiểu văn hóa cộng đồng dân cư nơi mà bạn kinh doanh. Nếu bạn định đặt một nhà máy có nhiều tiếng ồn, nước nước thải lớn và bụi bặm ở trong một khu dân cư đông đúc thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ phải chuyển đi.
Cách tốt nhất là tham vấn từ các chuyên gia tư vấn luật và các công ty nghiên cứu môi trường ở địa phương.

14. Đặt tên, mua tên miền, chuẩn bị xây dựng trang web.

Bước này đơn giản nhưng cũng vô cùng quan trọng, tên mà bạn chọn chính là thương hiệu mà bạn muốn định vị trong tâm trí khách hàng.

15. Ký hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh

Nếu bạn đã sở hữu một địa điểm kinh doanh thì đó là một yếu tố vô cùng thuận lợi, còn nếu phải đi thuê thì cần chú ý vấn đề này nhe. Một trong những nội dung quan trọng cần đàm phán và thể hiện trong hợp đồng thuê nhà đó là giá cả thuê (có nói rõ điều kiện tăng giá thuê), thời hạn hợp đồng cho thuê và các rằng buộc để ngăn tình trang bên cho thuê tự ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Nhiều công ty khi công việc kinh doanh bắt đầu thuận lợi và có nhiều khách hàng quen thì chủ nhà đòi tăng giá hoặc yêu cầu trả lại nhà, sau đó họ lại sử dụng địa điểm đó để kinh doanh giống mô hình của bạn…

16. Đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký mã số thuế, làm con dấu

Bước này bạn có thể tự làm hoặc thuê đơn vị tư vấn và thành lập doanh nghiệp trọn gói.

17. Xin các giấy phép, (nếu cần)

18. Lập kế hoạch xây dựng thương hiệu, thiết kế logo, slogan…

19. Đăng ký bảo hộ thương hiệu nếu sản phẩm dịch vụ của bạn là mới và độc đáo để tránh bị sao chép, làm nhái…

20. Lập kế hoạch tiếp thị quảng cáo, in danh thiếp, làm bảng hiệu…

21. Tuyển nhân viên

Việc tuyển them nhân viên cần căn cứ vào nhu cầu công việc và mức chi phí có thể chi trả. Khi mới khởi nghiệp bạn cần hết sức lưu ý tránh trường hợp vì oai mà tuyển nhân viên tràn nan sẽ rất tốn kém chi phí bởi thêm một nhân viên mới thì ngoài chi phí lương thưởng còn làm tăng chi phí về mặt bằng làm việc và các trang thiết bị.
Nếu việc tuyển thêm một người mới sẽ mang lại cho bạn 10 đồng trong khi bạn chỉ phải bỏ ra ít hơn 9 đồng thì bạn hãy tuyển thêm.
Khi mới khởi nghiệp mình thường ưu tiên tuyển nhân viên kinh doanh, vì mình làm thương mại nên nhân viên kinh doanh sẽ giúp mình đẩy mạnh bán hàng và trực tiếp gia tăng doanh thu, còn nhân viên phụ trách nhân sự và kế toán mình chỉ tuyển khi quy mô công ty đã tăng nên và có khả năng chi trả.

22. Lựa chọn ngân hàng và mở tài khoản

23. Cập nhật kế hoạch kinh doanh

24. Kêu gọi đầu tư, vay vốn (nếu cần)

25. Lập danh sách các nhà cung cấp (nếu cần)

26. Mua sắm và lắp đặt các trang thiết bị, đồ dung cần thiết cho văn phòng làm việc.

27. Bố cáo thành lập doanh nghiệp

28. Tham gia các hiệp hội.


Trên đây là một số công việc mà người khởi sự kinh doanh cần làm để doanh nghiệp có thể bắt đầu đi vào hoạt động. Tùy vào nhu cầu cụ thể mà có thể thêm hoặc bớt các bước.

Để công tác chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn, phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh thông minh GoCRM là một lựa chọn hoàn hảo.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0948 471 686.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Liên hệ với chúng tôi!


GoERP - Nền tảng quản lý doanh nghiệp toàn diện

Điện thoại: 0948 471 686