Phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện

Tự động hóa quản trị doanh nghiệp.
Quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp trên một hệ thống.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện

Tìm hiểu IP tĩnh và IP động, sự giống và khác nhau, khi nào cần dùng?

Thuật ngữ “địa chỉ IP” hẳn không còn xa lạ gì đối với người dùng Internet. Có 2 loại địa chỉ IP gồm 2 loại IP tĩnh và IP động. Vậy bạn đọc hãy cùng tìm hiểu IP tĩnh và IP động, sự giống và khác nhau, khi nào cần dùng?

Tìm hiểu IP tĩnh và IP động, sự giống và khác nhau, khi nào cần dùng?

Thuật ngữ “địa chỉ IP” hẳn không còn xa lạ gì đối với người dùng Internet. Có 2 loại địa chỉ IP gồm 2 loại IP tĩnh và IP động. Vậy bạn đọc hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu IP tĩnh và IP động, sự giống và khác nhau, khi nào cần dùng?

Hiểu nôm na địa chỉ IP động là địa chỉ IP tự động được gán cho mỗi kết nối, hoặc nút trên mạng. Và máy chủ DHCP phụ trách việc gán địa chỉ IP tự động.

Tìm hiểu IP tĩnh và IP động, sự giống và khác nhau, khi nào cần dùng?

Địa chỉ IP động là gì?

Địa chỉ IP động là địa chỉ IP tự động được gán cho mỗi kết nối, hoặc nút trên mạng, chẳng hạn như các thiết bị điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng, ... .

Việc gán địa chỉ IP tự động được thực hiện bởi máy chủ DHCP.

Máy chủ DHCP gán địa chỉ IP được gọi là địa chỉ IP động vì địa chỉ này sẽ thay đổi với mỗi kết nối mạng khác nhau trong tương lai. Khi bạn kiểm tra địa chỉ IP trên máy tính, nếu bạn thấy địa chỉ IP được thay đổi tự động sau một khoảng thời gian thì đó là IP động, còn nếu kiểm tra địa chỉ IP không thấy thay đổi thì là tĩnh.

Việc đổi địa chỉ IP giúp bạn truy cập vào website bị chặn dễ dàng hơn, đổi địa chỉ IP cũng là cách mà bạ muốn giấu thông tin địa chỉ mạng nơi mình làm việc và học tập, tránh sự nhòm ngó từ bên ngoài

Ngược lại với địa chỉ IP động là địa chỉ IP tĩnh (địa chỉ IP được cấu hình bằng tay). Bạn tham khảo cách đặt địa chỉ IP tĩnh tại đây

tim hieu ip tinh va ip dong su giong va khac nhau khi nao can dung

Tìm hiểu IP tĩnh và IP động, sự giống và khác nhau, khi nào cần dùng?

Địa chỉ IP động được sử dụng trên các thiết bị nào?

Địa chỉ IP công cộng được gán trên router (bộ định tuyến) dùng trong các hộ gia đình và các doanh nghiệp vì các nhà cung cấp dịch vụ Internet của họ sử dụng địa chỉ IP động. Đối với các công ty lớn thì họ không sử dụng địa chỉ IP động để kết nối với Internet thay vào đó họ chỉ sử dụng các địa chỉ IP tĩnh được gán.

Trong mạng cục bộ, chẳng hạn như mạng trong các hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp, người dùng sử dụng địa chỉ IP riêng (IP Private), hầu hết các thiết bị được cấu hình DHCP, tức là các thiết bị này sử dụng địa chỉ IP động. Nếu DHCP không được kích hoạt, mỗi thiết bị trong mạng cục bộ phải có các thông tin mạng được cài đặt theo cách thủ công.

Lưu ý: Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet gán địa chủ IP động có thể thay đổi được.

Ưu điểm của địa chỉ IP động

Lợi thế của việc gán địa chỉ IP tự động chính là linh hoạt hơn, dễ cài đặt và quản lý hơn so với địa chỉ IP tĩnh.

Cho ví dụ, một laptop kết nối với mạng có thể được gán một địa chỉ IP cụ thể, khi laptop ngắt kết nối mạng thì địa chỉ đó sẽ được sử dụng bởi một thiết bị khác kết nối với mạng.

Với kiểu gán địa chỉ IP tự động này, ít có giới hạn về số lượng thiết bị có thể kết nối với mạng vì những thiết bị không cần kết nối mạng sẽ ngắt kết nối và giải phóng bộ nhớ địa chỉ cho một thiết bị khác.

Việc thay thế máy chủ DHCP để thiết lập địa chỉ IP cụ thể cho mỗi thiết bị xảy ra trong trường hợp nếu thiết bị muốn kết nối với mạng. Trong trường hợp này hàng trăm thiết bị sẽ có địa chỉ IP riêng, hạn chế truy cập cho các thiết bị mới.

Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng địa chỉ IP động dễ triển khai hơn địa chỉ IP tĩnh. Các thiết bị mới kết nối với mạng không phải thiết lập bằng tay, … tất cả những gì bạn cần làm là đảm bảo DHCP trên router đã được kích hoạt.

Vì hầu hết các thiết bị mạng được cấu hình theo mặc định để lấy địa chỉ IP từ các địa chỉ có sẵn, mọi thứ đều được thực hiện tự động.

Hạn chế của địa chỉ IP động

Mặc dù khá phổ biến và được chấp nhận về mặt kỹ thuật, mạng trong các hộ gia đình sử dụng địa chỉ IP được gán tự động trên router. Tuy nhiên vấn đề ở đây là nếu bạn đang cố gắng truy cập mạng đó từ bên ngoài.

Giả sử mạng gia đình bạn được nhà cung cấp dịch vụ Internet gán địa chỉ IP động nhưng bạn cần truy cập từ xa vào máy tính ở nhà từ máy tính tại nơi làm việc.

Vì hầu hết các chương trình truy cập từ xa / máy tính yêu cầu bạn phải biết địa chỉ IP của router để máy tính truy cập vào mạng đó, nhưng địa chỉ IP của router thay đổi theo định kỳ vì nó là địa chỉ IP động, vì vậy bạn sẽ phải đối mặt với một vài rắc rối như lỗi xung đột IP trên máy tính.

http://thuthuat.taimienphi.vn/tim-hieu-ip-tinh-va-ip-dong-su-giong-va-khac-nhau-khi-nao-can-dung-26364n.aspx
Sau khi tìm hiểu IP tĩnh và IP động, sự giống và khác nhau, khi nào cần dùng, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức về địa chỉ IP để vận dụng và hỗ trợ thêm trong cuộc sống, công việc hàng ngày của mình

Để công tác chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn, phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh thông minh GoCRM là một lựa chọn hoàn hảo.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0948 471 686.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Liên hệ với chúng tôi!


GoERP - Nền tảng quản lý doanh nghiệp toàn diện

Điện thoại: 0948 471 686